Ai cũng biết tiền quan trọng như thế
nào, sự thật phũ phàng mà ta phải thừa nhận, đó là “Tiền không phải là tất cả,
nhưng tiền mua được hầu hết mọi thứ”. Nắm tiền trong tay, ai cũng cảm thấy tự
tin vì những gì tiền đem lại cho họ nhưng làm thế nào để có được tác dụng lớn
nhất của tiền khi mà số lượng tiền nắm giữ của mỗi người là khác nhau. Xin được
nói rõ đây là hướng dẫn cách sử dụng tiền hiệu quả mà đối tượng chính được hướng
đến là các bạn sinh viên, cũng khuyến cáo luôn là đây ko phải là bài học dạy đầu
tư để tiền sinh sôi, kiếm lời kiếm lãi.
Bạn sẽ làm gì với 1 triệu đồng trong tay? |
Dưới đây là những điều mà tác giả dịch
từ một cuốn sách nhỏ có tên “ 40 money management tips” của National Endowment
for Financial Education cộng thêm một số điểm thực tế lấy từ kinh nghiệm của
tác giả. Tất nhiên trong quá trình dịch còn có những sai sót và nhiều thông tin
tác giả chuyển sang sao cho phù hợp với mức sống ở nước ta, mong bạn đọc thông cảm. ( nếu bạn muốn lấy bản
gốc hãy liên hệ với tác giả )
Bạn sẽ giữ tiền của bạn như thế nào? |
#1: Trông nom cuộc sống bạn và tiền của
bạn.
Cách tốt nhất để nắm giữ được tiền là
hãy tạo kế hoạch cho nó. Thay vì nghĩ về tiền như một thứ gì đó để phung phí,
hãy nghĩ tiền làm việc cho bạn. Đây gọi là kế hoạch tài chính và nó được bắt đầu
với 3 bước:
1. Vạch ra mục tiêu
2. Lập kế hoạch để đạt được mục tiêu
đó
3. Hành động cho đến khi mục tiêu trở
thành hiện thực
Vậy bạn có kế hoạch nào cho tiền của
bạn chưa? Có thể là mua sách cho kỳ học tiếp theo? Tiết kiệm 500k 1 tháng để mua
1 chiếc xe khi bạn tốt nghiệp hay đơn giản là tiết kiệm 1 khoàn 200k 1 tháng
thôi? Hãy ghi tất cả những mục tiêu đấy ra và nói rõ ràng mục tiêu, số tiền cần
thiết, ngày cần nó và cách thực hiện mục tiêu đó.
Ví dụ
Mục tiêu: Mua trọn bộ Harry tiếng anh
(bản cũ)
Số tiền cần có: 500k
Thời gian: sau đây 2 tháng
Cách thực hiện: tiết kiệm 250k 1 tháng,
chuyển từ đi học bằng xe máy sang đi xe bus.
Bạn đã từng sử dụng sổ chi tiêu? |
#2: Tạo lập sổ chi tiêu
Hãy ghi tất cả những chi tiêu vào
trong 1 cuốn sổ, ở Việt Nam thói quen này không có ở mọi người nhưng ở phương
Tây, việc này rất phổ biến. Hãy suy nghĩ 1 cách tích cực, ghi lại chi tiêu hàng
ngày không có nghĩa là bạn nhỏ mọn, bạn đo chĩnh nước mắm đếm củ dưa hành mà là
bạn biết được cách thức tiêu tiền của bạn ra sao? Bạn có hay ném tiền qua cửa sổ,
có phí tiền vào những thứ không đem lại lợi ích j hay ko? Điều này sẽ giúp cho
bạn biết cách chi tiêu hợp lý hơn để không phải khất tiền nhà, ăn mì tôm cả tuần.
Còn nữa...
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét