12 tháng 6 2013

Quản lý tiền bạc với cái nhìn của sinh viên (tiếp)

Vẫn tiếp theo bài viết của một người bạn. Tôi xin được đăng tiếp phần thứ 2, hi vọng rằng bài viết sẽ giúp các bạn có một kế hoạch tài chính tốt hơn trong tương lai.

#3. Các nguồn tài trợ tài chính
Ngoài lượng tiền mà bố mẹ gửi cho bạn hàng tháng, bạn hãy thử liệt kê và sắp xếp các nguồn tài trợ khác và chắc chắn rằng bạn biết những gì phải làm để có thể có thêm nguồn tài trợ. Hãy tìm hiểu tất cả thông tin về học bổng của trường mình, các học bổng của các đơn vị đối tác với trường, đừng bỏ qua website của trường vì đấy là nơi mà sinh viên ít lui tới nhất đồng thời là nơi mà mình có cơ hội nhiều nhất. Thỉnh thoảng bạn sẽ tặc lưỡi khi biết ai đấy trong trường nhận học bổng thường niên của trường vì có kết quả học tập tốt nhưng bạn không biết rằng, các loại học bổng khác có rất nhiều và có điều kiện không quá khắt khe.
Nếu bạn là người mà khả năng học tập không được tốt như các bạn top 1 luôn giành được học bổng thì cũng đừng buồn, hãy nghĩ đến cơ hội việc làm. Bạn đi học và cần đảm bảo điểm số ở một mức nào đấy nên tôi chỉ khuyên bạn hãy tìm những công việc part-time hoặc theo chương trình ngắn ngày nào đấy. Có những chương trình ở Đức theo như tôi được biết, họ làm trong 3-5 ngày là đủ tiền chi tiêu cho 1 tháng, mặc dù có thể mệt và kiệt sức khi phải làm dồn trong vài ngày liền và chủ yếu vào ca đêm nhưng thiết nghĩ vậy cũng đáng. Các tổ chức tuyển người gấp, các bạn đừng bỏ qua nhé.

Gia tăng các nguồn tài trợ tài chính
 #4. Khi mua sắm
Khi mua sắm, điều đầu tiên tôi nghĩ các bạn nên nghĩ đến khi đi mua sắm là tự vạch ra trong đầu những thứ cần thiết để có thể tiết kiệm tối đa thời gian và đồng thời không bị hấp dẫn bởi những món đồ xung quanh khi bạn đi tha thẩn trong cửa hiệu.
Điều thứ 2, khi nhìn vào một món đồ mà bạn rất thích hãy tự hỏi mình cái này có thật sự cần thiết hay không? Điều mình CẦN và điều mình MUỐN đôi khi trùng với nhau nhưng đa phần là khác biệt. Hãy đơn cử 1 ví dụ đơn giản: Điều tôi muốn là 1 cô vợ đẹp như Ngọc Trinh, nhưng điều tôi cần là 1 người vợ dịu dàng, đảm đang. Điều tôi muốn là nói tiếng anh như người bản xứ, nhưng điều tôi muốn là giao tiếp được, tôi nói gì người bản xứ cũng hiểu được điều đó là quá tốt rồi. Quay lại với thực tế: “Ôi cái cặp này đẹp thế” nhưng giá là 1tr, mình có thật sự cần phải dùng cái cặp đắt tiền như vậy không, nếu bạn là con nhà đại gia, bạn có thừa tiền thì bạn mua không sao cả, nhưng nếu bạn chỉ có 1 số tiền chỉ đủ chi tiêu bình thường thì cái cặp đẹp 1tr là sự hoang phí không cần thiết. Bạn mua nó, điều đầu tiên ảnh hưởng là việc bạn sẽ có chuổi ngày ăn mì tôm hoặc là 1 sự lãng phí đua đòi vô ích nếu bạn chỉ có 1 cái túi đẹp mà không có đủ những thứ như quần áo, giày dép, phụ kiện cho cùng “đẳng cấp” với cái túi đấy và đương nhiên bạn sẽ còn phải nhịn ăn dài dài để cho sắm sửa đủ bộ. Và mình cười vào những người như vậy, họ đúng nghĩa của từ “ đua đòi”.
Kế hoạch mua sắm hợp lý cũng là một cách kiếm tiền
#5: Duy trì các mối quan hệ ở mức tốt
Trước hết, xin được nói rõ đây là ý kiến của riêng tác giả, 40 tips trong cuốn sách đã được tác giả ngắn gọn trình bày vào 4 mục ở trên, tuy rằng không thể đủ hết do có nhiều điểm không tương đồng giữa nước ngoài và Việt Nam nhưng theo cá nhân tác giả thì 4 mục trên đã phần nào đáp ứng yêu cầu.
Duy trì mối quan hệ để làm gì? Nó có quan hệ gì đối với việc quản lý tiền bạc?
Các mối quan hệ chính là nguồn tài trợ trong tương lai khi bạn có việc gấp. “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” rất đúng trong trường hợp này. Không cần săn sóc đến tất cả các mối quan hệ nhưng không nên không tiếp xúc thì mặc kệ luôn, cãi nhau cũng được. Chính vì không thường xuyên tiếp xúc mà mình cần làm cho mối quan hệ đấy không tệ, không xấu. Nghe mọi người hay nói: lúc khốn khó gặp nạn mới biết ai là bạn mình, cái đấy đúng nhưng nếu chỉ có 1, 2 người bạn giúp thì phải xem xét lại thái độ của mình đối với các mối quan hệ khác. Vậy duy trì mối quan hệ như thế nào?  Đơn giản thôi, không quá nhiệt tình nhưng đừng bơ thái quá, tiếp chuyện bình thường, học nhờ mình những cái gì giúp được mà không tốn quá nhiều công sức, hãy giúp họ. Ví dụ như bạn có khả năng IT, bạn bè nhờ giúp cài đặt phần mềm, hãy giúp họ, chính những điều nhỏ nhỏ ấy có giá trị rất lớn nếu như bạn có việc cần nhờ họ giúp về tài chính.
Các mối quan hệ tài chính với các mối quan hệ tiền bạc
Hãy cứ suy nghĩ về những điều trên và rồi bạn sẽ tìm ra cách tiêu tiền hiệu quả nhất đối  với bạn.


Chúc bạn thành công!

Các bạn có thể đọc lại phần 1 tại đây

Không có nhận xét nào :