Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh doanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh doanh. Hiển thị tất cả bài đăng

14 tháng 6 2013

Thiếu tiền có thể nhấn chìm cuộc sống


Sự thật là như vậy. Không đủ tiền có thể làm hôn nhân tan vỡ, mọi thứ đều không suôn sẻ, căng thẳng tâm lý và thậm chí tự tử.


Nhiều bác sĩ y học hàng đầu thế giới cho rằng 80% bệnh tật bắt nguồn từ stress. Stress thường do thiếu tiền, stress khi cố gắng kiếm tiền hoặc vấn đề của những mối quan hệ xung quanh đồng tiền.

Sẽ có bao nhiêu cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn nếu tiền bặc có thể giúp học sống theeo cách họ muốn? Phải chăng chính bạn cũng đang tự hỏi như vậy?

Nếu bạn không có nhiều tiền như bạn muốn, đừng đầu hàng số phận. Hãy làm gì đó để cải thiện tình hình.

Mực độ bạn muốn tăng thu nhập tùy thuộc vào bạn. Việc đổ lỗi cho hoàn cảnh chẳng bao giờ giúp được ai.

bất luận bạn muốn tạo ra Google thứ hai, thay đổi mức lượng hiện tại hay mua cho con một đoi giày mới - ước mơ là của chính.

Bằng các làm theo trình tự một cách đúng đắn và hợp lý, bằng việc cam kết đạt được mục tiêu của mình, bạn chắc chắn sẽ thành công.


Việc gì cũng có kết quả của nó. Nếu bạn muốn một kết quả khác, hãy làm khác đi.


Nếu bạn sớm bắt tay vào cải thiện tình hình tài chính, bạn càng sớm hưởng thụ sự giàu có.



Kết luận: 
Đừng nói cái gì đó quan trọng hơn tiền, cũng đừng nói tiền quan trọng hơn cái gì đó. Bởi đơn giản, mọi so sánh với tiền đều là khập khiễng.


12 tháng 6 2013

Quản lý tiền bạc với cái nhìn của sinh viên (tiếp)

Vẫn tiếp theo bài viết của một người bạn. Tôi xin được đăng tiếp phần thứ 2, hi vọng rằng bài viết sẽ giúp các bạn có một kế hoạch tài chính tốt hơn trong tương lai.

#3. Các nguồn tài trợ tài chính
Ngoài lượng tiền mà bố mẹ gửi cho bạn hàng tháng, bạn hãy thử liệt kê và sắp xếp các nguồn tài trợ khác và chắc chắn rằng bạn biết những gì phải làm để có thể có thêm nguồn tài trợ. Hãy tìm hiểu tất cả thông tin về học bổng của trường mình, các học bổng của các đơn vị đối tác với trường, đừng bỏ qua website của trường vì đấy là nơi mà sinh viên ít lui tới nhất đồng thời là nơi mà mình có cơ hội nhiều nhất. Thỉnh thoảng bạn sẽ tặc lưỡi khi biết ai đấy trong trường nhận học bổng thường niên của trường vì có kết quả học tập tốt nhưng bạn không biết rằng, các loại học bổng khác có rất nhiều và có điều kiện không quá khắt khe.
Nếu bạn là người mà khả năng học tập không được tốt như các bạn top 1 luôn giành được học bổng thì cũng đừng buồn, hãy nghĩ đến cơ hội việc làm. Bạn đi học và cần đảm bảo điểm số ở một mức nào đấy nên tôi chỉ khuyên bạn hãy tìm những công việc part-time hoặc theo chương trình ngắn ngày nào đấy. Có những chương trình ở Đức theo như tôi được biết, họ làm trong 3-5 ngày là đủ tiền chi tiêu cho 1 tháng, mặc dù có thể mệt và kiệt sức khi phải làm dồn trong vài ngày liền và chủ yếu vào ca đêm nhưng thiết nghĩ vậy cũng đáng. Các tổ chức tuyển người gấp, các bạn đừng bỏ qua nhé.

Gia tăng các nguồn tài trợ tài chính
 #4. Khi mua sắm
Khi mua sắm, điều đầu tiên tôi nghĩ các bạn nên nghĩ đến khi đi mua sắm là tự vạch ra trong đầu những thứ cần thiết để có thể tiết kiệm tối đa thời gian và đồng thời không bị hấp dẫn bởi những món đồ xung quanh khi bạn đi tha thẩn trong cửa hiệu.
Điều thứ 2, khi nhìn vào một món đồ mà bạn rất thích hãy tự hỏi mình cái này có thật sự cần thiết hay không? Điều mình CẦN và điều mình MUỐN đôi khi trùng với nhau nhưng đa phần là khác biệt. Hãy đơn cử 1 ví dụ đơn giản: Điều tôi muốn là 1 cô vợ đẹp như Ngọc Trinh, nhưng điều tôi cần là 1 người vợ dịu dàng, đảm đang. Điều tôi muốn là nói tiếng anh như người bản xứ, nhưng điều tôi muốn là giao tiếp được, tôi nói gì người bản xứ cũng hiểu được điều đó là quá tốt rồi. Quay lại với thực tế: “Ôi cái cặp này đẹp thế” nhưng giá là 1tr, mình có thật sự cần phải dùng cái cặp đắt tiền như vậy không, nếu bạn là con nhà đại gia, bạn có thừa tiền thì bạn mua không sao cả, nhưng nếu bạn chỉ có 1 số tiền chỉ đủ chi tiêu bình thường thì cái cặp đẹp 1tr là sự hoang phí không cần thiết. Bạn mua nó, điều đầu tiên ảnh hưởng là việc bạn sẽ có chuổi ngày ăn mì tôm hoặc là 1 sự lãng phí đua đòi vô ích nếu bạn chỉ có 1 cái túi đẹp mà không có đủ những thứ như quần áo, giày dép, phụ kiện cho cùng “đẳng cấp” với cái túi đấy và đương nhiên bạn sẽ còn phải nhịn ăn dài dài để cho sắm sửa đủ bộ. Và mình cười vào những người như vậy, họ đúng nghĩa của từ “ đua đòi”.
Kế hoạch mua sắm hợp lý cũng là một cách kiếm tiền
#5: Duy trì các mối quan hệ ở mức tốt
Trước hết, xin được nói rõ đây là ý kiến của riêng tác giả, 40 tips trong cuốn sách đã được tác giả ngắn gọn trình bày vào 4 mục ở trên, tuy rằng không thể đủ hết do có nhiều điểm không tương đồng giữa nước ngoài và Việt Nam nhưng theo cá nhân tác giả thì 4 mục trên đã phần nào đáp ứng yêu cầu.
Duy trì mối quan hệ để làm gì? Nó có quan hệ gì đối với việc quản lý tiền bạc?
Các mối quan hệ chính là nguồn tài trợ trong tương lai khi bạn có việc gấp. “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” rất đúng trong trường hợp này. Không cần săn sóc đến tất cả các mối quan hệ nhưng không nên không tiếp xúc thì mặc kệ luôn, cãi nhau cũng được. Chính vì không thường xuyên tiếp xúc mà mình cần làm cho mối quan hệ đấy không tệ, không xấu. Nghe mọi người hay nói: lúc khốn khó gặp nạn mới biết ai là bạn mình, cái đấy đúng nhưng nếu chỉ có 1, 2 người bạn giúp thì phải xem xét lại thái độ của mình đối với các mối quan hệ khác. Vậy duy trì mối quan hệ như thế nào?  Đơn giản thôi, không quá nhiệt tình nhưng đừng bơ thái quá, tiếp chuyện bình thường, học nhờ mình những cái gì giúp được mà không tốn quá nhiều công sức, hãy giúp họ. Ví dụ như bạn có khả năng IT, bạn bè nhờ giúp cài đặt phần mềm, hãy giúp họ, chính những điều nhỏ nhỏ ấy có giá trị rất lớn nếu như bạn có việc cần nhờ họ giúp về tài chính.
Các mối quan hệ tài chính với các mối quan hệ tiền bạc
Hãy cứ suy nghĩ về những điều trên và rồi bạn sẽ tìm ra cách tiêu tiền hiệu quả nhất đối  với bạn.


Chúc bạn thành công!

Các bạn có thể đọc lại phần 1 tại đây

05 tháng 6 2013

Quản lý tiền bạc với cái nhìn của sinh viên

Ai cũng biết tiền quan trọng như thế nào, sự thật phũ phàng mà ta phải thừa nhận, đó là “Tiền không phải là tất cả, nhưng tiền mua được hầu hết mọi thứ”. Nắm tiền trong tay, ai cũng cảm thấy tự tin vì những gì tiền đem lại cho họ nhưng làm thế nào để có được tác dụng lớn nhất của tiền khi mà số lượng tiền nắm giữ của mỗi người là khác nhau. Xin được nói rõ đây là hướng dẫn cách sử dụng tiền hiệu quả mà đối tượng chính được hướng đến là các bạn sinh viên, cũng khuyến cáo luôn là đây ko phải là bài học dạy đầu tư để tiền sinh sôi, kiếm lời kiếm lãi.

Bạn sẽ làm gì với 1 triệu đồng trong tay?
Dưới đây là những điều mà tác giả dịch từ một cuốn sách nhỏ có tên “ 40 money management tips” của National Endowment for Financial Education cộng thêm một số điểm thực tế lấy từ kinh nghiệm của tác giả. Tất nhiên trong quá trình dịch còn có những sai sót và nhiều thông tin tác giả chuyển sang sao cho phù hợp với mức sống ở nước ta,  mong bạn đọc thông cảm. ( nếu bạn muốn lấy bản gốc hãy liên hệ với tác giả )

Bạn sẽ giữ tiền của bạn như thế nào?
#1: Trông nom cuộc sống bạn và tiền của bạn.

Cách tốt nhất để nắm giữ được tiền là hãy tạo kế hoạch cho nó. Thay vì nghĩ về tiền như một thứ gì đó để phung phí, hãy nghĩ tiền làm việc cho bạn. Đây gọi là kế hoạch tài chính và nó được bắt đầu với 3 bước:

1. Vạch ra mục tiêu
2. Lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó
3. Hành động cho đến khi mục tiêu trở thành hiện thực

Vậy bạn có kế hoạch nào cho tiền của bạn chưa? Có thể là mua sách cho kỳ học tiếp theo? Tiết kiệm 500k 1 tháng để mua 1 chiếc xe khi bạn tốt nghiệp hay đơn giản là tiết kiệm 1 khoàn 200k 1 tháng thôi? Hãy ghi tất cả những mục tiêu đấy ra và nói rõ ràng mục tiêu, số tiền cần thiết, ngày cần nó và cách thực hiện mục tiêu đó.

Ví dụ
Mục tiêu: Mua trọn bộ Harry tiếng anh (bản cũ)
Số tiền cần có: 500k
Thời gian: sau đây 2 tháng
Cách thực hiện: tiết kiệm 250k 1 tháng, chuyển từ đi học bằng xe máy sang đi xe bus.

Bạn đã từng sử dụng sổ chi tiêu?
#2: Tạo lập sổ chi tiêu

Hãy ghi tất cả những chi tiêu vào trong 1 cuốn sổ, ở Việt Nam thói quen này không có ở mọi người nhưng ở phương Tây, việc này rất phổ biến. Hãy suy nghĩ 1 cách tích cực, ghi lại chi tiêu hàng ngày không có nghĩa là bạn nhỏ mọn, bạn đo chĩnh nước mắm đếm củ dưa hành mà là bạn biết được cách thức tiêu tiền của bạn ra sao? Bạn có hay ném tiền qua cửa sổ, có phí tiền vào những thứ không đem lại lợi ích j hay ko? Điều này sẽ giúp cho bạn biết cách chi tiêu hợp lý hơn để không phải khất tiền nhà, ăn mì tôm cả tuần.

Còn nữa...

04 tháng 5 2013

Muốn vùng lên!!!

Tối nay, muốn viết một cái gì đó, thứ gì đó mà có thể lắng đọng lại trong mình một chút gì đó gọi là nghị lực. Từ "nghị lực" thường được xã hội dùng cho những người khuyết tật, những người không may mắn bằng đa số những người khác. Nhưng có phải chăng xã hội đã nhầm khi nghĩ chỉ những người khuyết tật mới cần nghị lực? Phải chăng phần đa (số người) may mắn kia không cần phải có nghị lực?

Mỗi người có mặt trên thế gian này là 1 kiệt tác của tạo hóa. 
Đừng buồn khi bạn khác biệt với số đông, mà hãy hãnh diện vì bạn đặc biệt hơn tất cả!
Đừng lo lắng vì bạn không được như người khác, mà hãy vui vì không ai được như bạn!
Đừng thất vọng vì bạn không được như người khác kì vọng, mà hãy tự hào bạn luôn là chính mình!

Nói đến đây làm tôi nhớ đến "sứ mệnh hàng triệu người" - điều mà tôi nhận ra, cảm nhận được từ những con người tuyệt vời mà tôi đã gặp. Mỗi người sinh ra đều mang trong mình một sứ mệnh và chúng ta làm tất cả mọi việc để hoàn thành nó. Người tầm thường, sứ mệnh của họ chỉ là sống "hết mình" cho bản thân họ. Số mệnh của họ chỉ ảnh hưởng đến 1 người, là chính bản thân mình. Người tầm cỡ hơn thì sứ mệnh của họ là gia đình họ, là những người thân của họ. Con số này thường là ba, bốn những cũng có thể lên đến chín, mười người. Đấy cũng chỉ là con số tương đối, nhưng là một sứ mệnh cao cả bởi gia đình là tế bào của xã hội. Và sứ mệnh của họ là góp một phần nhỏ cho sự phát triển của cả xã hội này. Ngoài những người trên, có những con người tầm cỡ hơn, với sứ mệnh vĩ đại hơn - sứ mệnh hàng triệu người. Đó là những ông chủ doanh nghiệp với hàng chục nghìn hoặc hàng triệu lao động, những nhà chính trị gia lãnh đạo một đất nước,... hay giản dị hơn nhiều là một người thầy muốn thay đổi thế giới. Tôi rất thích một định nghĩa về từ "ông chủ" - ông chủ là người giúp đỡ được rất nhiều người và tầm cỡ của một ông chủ phụ thuộc vào số người mà ông giúp đỡ được. Bill Gate là người giàu nhất thế giới, bởi ông đã thay đổi cách làm việc của hơn 2 tỉ người trên thế giới. Ông đã giúp 2 tỉ người này làm việc tốt hơn - trong đó có tôi, có bạn khi bạn đang đọc bài này.

Đọc đến đây bạn sẽ tự hỏi sứ mệnh của mình là gì? Chắc hẳn bạn đang nghĩ về gia đình mình. Nếu vậy thì xin chúc mừng bạn, bởi bạn là một người tuyệt vời, một con người có trách nhiệm. Người thân bản hẳn rất tự hào về bạn. Nhưng bạn ơi, nếu tôi cũng cần bạn giúp, bạn có sẵn sàng không? ...
CÓ! - Thật tuyệt vời!
Đấy, sứ mệnh của bạn đã lớn thêm một tí rồi đấy. Bạn có khả năng và bạn có thể làm được bởi những người bạn có thể giúp được rất nhiều. Hãy chủ động tìm họ, đừng chờ họ ngỏ lời - có nhiều người ngại phiền hà cho bạn nên họ không giám nói đâu.

Đừng nghĩ rằng mình không làm được như thế này, mình không làm được như thế kia!
Đừng nghĩ rằng mình không làm được như người này, mình không làm được như người kia!
Bởi "mỗi con người sinh ra là một kiệt tác của tạo hóa" - không ai giống ai cả. 
Vấn đề là bạn đặt sứ mệnh của mình lớn cỡ nào? Và bạn có đủ nghị lực để thực hiện nó hay không mà thôi.

Tặng bạn một câu "Dù bạn nghĩ gì bạn cũng đúng" - chắc mình phải viết thêm cái blog nói về câu này?!?!?

Thân,


15 tháng 4 2013

"Biết" và "Làm"

Bình là Linh là đôi bạn thân từ hồi còn đi học. Bình vốn thông minh, lanh lợi nên luôn có những phát kiến sáng suốt trong tất cả mọi việc từ nhỏ đến lớn và luôn được mọi người ghi nhận. Trong khi đó, Linh được ghi nhận là một con người chân tay hơn là một con người đầu óc như Bình. Bởi vậy, Bình luôn được mọi người đánh giá cao hơn Linh trong tất cả mọi việc. Bình biết vậy và Linh cũng biết vậy. Nhưng hai người vẫn luôn là bạn tốt của nhau.

Thời còn đi học, cùng 1 bài toán, Bình luôn là người đề xuất ra cách giải hay. Còn Linh luôn là người tiếp thu và ghi chép. Bình không bao giờ chép lại những bài mình đã làm được. Linh hỏi Bình,
 - Sao cậu không ghi lời giải vào? Nhỡ hôm sau quên thì sao?
- Giải ra đến đấy rồi, chẳng lẽ phải viết chi tiết ra mới gọi là giải sao? - Bình trả lời - Vả lại, bài này là bài tớ giải được rồi thì tớ ghi làm gì nữa. Cậu không giải được thì cậu mới phải ghi vào cho nhớ.
Linh cười như vỡ lẽ ra rằng "Đúng rồi, mình không giải được nên mình phải chép cho nhớ cách giải".

Sau khi cả 2 đã trưởng thành, Bình vẫn luôn tỏ ra thông minh hơn người, cậu ấy luôn tỏ ra hiểu biết ở rất nhiều lĩnh vực và thường đưa ra những lời khuyên rất hữu ích cho những người xung quanh. Tất nhiên, Linh luôn là người nhận được nhiều lời khuyên từ Bình nhất. Và một điều khác hẳn với Bình đó là Linh luôn thực hiện theo những chỉ dẫn của Bình trong cuộc sống cũng như trong công việc kinh doanh, còn Bình thì không. Bình luôn biết mình phải làm gì, phải làm như thế nào, nhưng cậu ấy không hành động. Bởi có lẽ, những việc nhỏ quá cậu ấy đã biết cách làm, còn những việc lớn quá thì... cậu ấy không làm được.

Tương lai sau đó ... (hãy để trí tưởng tượng của các bạn được bay bổng)
*Tên nhân vật đã được thay đổi*

----------------------

Bạn có tự tin để nói rằng, mình đã từng đọc hết 1 cuốn sách? Chắc là có. Nhưng bạn hãy hiểu sâu hơn từ "đọc" mà tôi muốn nói. "Đọc" không chỉ là thấu hiểu hết từng trang sách, mà hãy hành động theo những gì mình đã thu nhận được. Nếu bạn biết, bạn biết, cái gì bạn cũng biết, thì có thể hiểu là bạn không biết gì vì bạn chưa bao giờ hành động.

Đã bao giờ bạn xem xong 1 đoạn clip (ví dụ clip này chẳng hạn https://www.youtube.com/watch?v=lPBozeVtli4), bạn hừng hực khí thế thay đổi cuộc đời. Nhưng khi bước ra khỏi phòng, thậm chí là nhấc mông khỏi ghế, clip đấy sẽ chỉ còn là "tôi cũng biết như vậy".

----------------------

Tối nay, tôi đã nghiêm túc ngồi đọc một bản thông báo tuyển dụng, nghiêm túc ngồi sửa lại CV mà tôi đã viết sẵn từ trước, nghiêm túc viết 1 là đơn xin việc. Sau khi làm xong tôi mới nhận ra rằng, trước đây, tôi chưa bao giờ nghiêm túc với việc tìm 1 công việc. Trước đây, tôi đọc tất cả các thông báo tuyển dụng, tôi chỉ quan tâm đến lĩnh vực và lương, chỉ cần phù hợp là tôi lấy ngay địa chỉ email để nộp hồ sơ. Gọi là hồ sơ cho hoành tráng nhưng cũng chỉ có mỗi cái CV và 1 cái ảnh cá nhân mà gửi cho chỗ nào cũng như chỗ nào.
Kết quả là cũng có vài chỗ gọi đến phỏng vấn, nhưng phỏng vấn xong tôi cũng thấy ra mình ngớ ngẩn vì chả biết tí gì về nơi tôi xin việc thì làm sao mà tôi xin được việc. Làm sao mà người ta có thể quan tâm đến mình khi mình không quan tâm đến người ta.

Tôi biết, để được chọn, tôi phải có hồ sơ đầy đủ, đơn xin việc rõ ràng, trang phục lúc phỏng vấn phải nghiêm chỉnh và có 1 lượng kiến thức nhất định về nơi tôi phỏng vấn. Nhưng tôi đã không làm. Tại sao ư? Vì đơn giản nó đã trở thành thói quen của tôi, "LƯỜI".

Nếu nhận thức được điều này sớm hơn thì có lẽ tôi đã không cần phải chờ đến lúc ra trường để đạt được thành công. 
Nhưng không có gì là quá muộn,...